ForumssearchcalendarnhómTin nhắn riêngHelplý lịch
  • Trang ChínhTrang Chính  
  • Tìm kiếmTìm kiếm  
  • Latest imagesLatest images  
  • Đăng kýĐăng ký  
  • Đăng NhậpĐăng Nhập  

  • You are not connected. Please login or register

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

    Bài viết: 1Có Thể Bạn Chưa Biết  Empty Có Thể Bạn Chưa Biết 12/25/2012, 10:02

    Chăm chỉ<br />

    Tiger86
    Tiger86
    Chăm chỉ
    Loading
    Năm
    1419, sau thắng lợi của quân ta ở đồng Nga Lạc, địch tập trung lực
    lượng hùng hậu để phản công, Nghĩa quân Lam Sơn phải rút về núi Chí Linh
    lần thứ hai.Tại đây, quân Minh quyết bao vây tiêu diệt quân khởi nghĩa.


    Có Thể Bạn Chưa Biết  Hammothamhai





    Trước
    tình hình đó, Lê Lợi hỏi: “Ai dám đổi áo thay ta bắt chước Kỷ Tín đời
    Hán không?”. Các tướng im lặng, Lê Lai đứng dậy nói: “Tôi xin đi, sau
    này giành lại giang sơn con cháu tôi muôn đời sẽ được nhờ ơn nước. Đó là
    nguyện vọng cuối cùng của tôi”.



    Lê Lợi vái trời, khấn: “ Lê Lai có công đổi áo, sau này tôi, con cháu
    tôi và con cháu các bậc trung thần nếu không nhớ đến công lao này thì
    cung điện biến thành rừng núi, ấn báu biến thành cục đồng, gươm thần
    biến thành dao cùn”.



    Lê Lai ứa nước mắt vái tạ rồi dẫn 500 quân xông trận và thét lớn: "Chúa
    Lam Sơn là ta đây. Ta quyết cùng các ngươi một trận sống mái để thử tài
    cao thấp”.



    Với khí phách của người anh hùng quyết tử vì đại nghĩa, lưỡi gươm của
    Lê Lai và đoàn dũng sĩ vung đến đây, đầu kẻ thù rơi đến đó. Nhưng quân
    giặc đông hơn quân ta hàng chục lần nên sau một ngày chiến đấu, Lê Lai
    đã rơi vào tay giặc. Tưởng bắt được chủ tướng, chúng hý hửng về Tây Đô,
    nhờ thế Lê Lợi thoát vòng vây để tiếp tục giương cao ngọn cờ đại nghĩa.
    Biết mắc mưu của nghĩa quân, kẻ thù đã thủ tiêu Lê Lai.



    Cảm động trước tấm lòng trung nghĩa của ông, Lê Lợi cho người tìm kiếm
    rất công phu vàg đưa thi hài của ông về an táng tại Lam Sơn và ba người
    con của ông là Lê Lư, Lê Lô và Lê Lâm được Lê Lợi chăm sóc như con đẻ
    của mình.



    Vẫn chưa yên tâm với người đã khuất, khi lâm bệnh, ông gọi con trai là
    vua Lê Thái Tông (tức Lê Nguyên Long) đến bên giường bệnh và dặn rằng:
    Ta biết bệnh ta khó phương cứu chữa, âu cũng là do mệnh trời. Việc chăm
    lo trăm họ ta đã nói rõ trong tờ sắc khi giao ngôi báu cho con. Còn điều
    này con phải ghi nhớ: Ta sống và có sự nghiệp như ngày nay là nhờ có Lê
    Lai, nhưng ngày mất của ông ta không biết. Nếu sau nay các con giỗ ta
    ngày nào thì trước ngày đó phải cúng cho Lê Lai”.



    Năm hôm sau vua băng hà vào ngày 22-8 năm giáp Dần (1434), thọ 49 tuổi.
    Từ đó trở đi ngày 21- 8 âm lịch là ngày giỗ của Lê Lai từ năm 1435 xuất
    hiện câu “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”.


    Lê Lợi, vị anh hùng dân tộc đã nêu cao đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Tấm gương ấy vạn thuở không mờ.

    Lê Lai cứu chúa


    Vẫn
    biết lúc xông pha trận mạc, thật khó có thể bảo trọng tấm thân, nhưng
    đi vào chỗ mà cái chết chỉ còn cách mình trong gang tấc, cổ kim nào có
    được mấy người! Khí phách và lòng trung nghĩa của Lê Lai, khỏi bàn cũng
    đã quá rõ.




    Lai là con của Lê Kiều, người thôn Dựng Tú, sách Đức Giang (Thanh Hoá).
    Cùng với anh trai là Lê Lạn, Lê Lai đã sát cánh cùng với Lê Lợi ngay
    trong những ngày trứng nước của phong trào Lam Sơn, và từng có mặt trong
    hội thề Lũng Nhai lịch sử. Gia đình Lê Lai có 5 người cùng tham gia
    cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đó là Lê Lạn, Lê Lai và ba con củ Lê Lai là Lê
    Lư, Lê Lộ và Lê Lâm. Ngoại trừ Lê Lâm mất năm 1430 (trong trận đánh nhau
    với Ai Lao thời vua Lê Thái Tổ, bốn người còn lại đều anh dũng ngã
    xuống trong cuộc chiến đấu chống quân Minh.


    Sách Đại Việt thông sử (trang 156 và 157) đã chép về Lê Lai như sau:


    “Lê Lai tính cương trực, dung mạo khác thường, chí khí cao cả lẫm liệt,
    lo việc hầu cận cho vua Thái Tổ rất chu đáo, công lao rõ rệt. Mùa đông
    năm Bính Thân (1416), vua Thái Tổ cùng 18 vị tướng thân cận của nhà vua,
    liên danh hội thề, nguyện sống chết có nhau, Ông cũng dự trong số đó,
    ông được trao chức Tổng quản phủ Đô tổng quản, tước quan Nội hầu. Năm
    Mậu Tuất (1418) lúc vua mới dựng cờ khởi nghĩa, tướng ít, quân thiếu, bị
    tướng nhà Minh vây đánh ở Mường Một, Vua chạy thoát, về đóng ở Trịnh
    Cao, nơi hẻo lánh, không dân ở. Tướng Minh chia quân chặn những nơi hiểm
    yếu, tình thế rất cấp bách, nhà vua hỏi các tướng: “Ai dám đổi áo, thay
    ra đem quân ra đánh giặc, xưng danh hiệu của ta, bắt chước như Kỷ Tín
    (1) đời Hán, để cho ta có thể dấu tiếng nghi binh, tập hợp tướng sĩ,
    mưu tính cuộc nổi dậy về sau”. Các tướng đều không ai dám hưởng ứng.
    Riêng Lê Lai đứng dậy nói: “Tôi xin đi. Sau này lấy được nước thì nghĩ
    đến công lao của tôi, khiến cho con cháu muôn đời được nhờ ơn nước, đó
    là nguyện vọng của tôi”. Nhà vua rất thương cảm. Ông nói: “Bây giờ nguy
    khốn thế này, nếu ngồi giữ mảh đất nguy hiểm, vua tôi đều bị tiêu diệt,
    sợ sẽ vô ích, nếu theo kế này, may ra có thể thoát được. Kẻ trung thần
    chết vì nước nào có tiếc gì”. Nhà vua vái trời mà khấn rằng: “Lê Lai có
    công đổi áo, sau này tôi và con cháu tôi, cùng con cháu các tướng tá
    công thần, nếu không nhớ đến công lao ấy, thì xin cho cung điện biến
    thành rừng núi, ấn báu thành cục đồng, gươm thần biến thành dao cùn”.
    Ông bèn dẫn hai con voi và 500 quân kéo thẳng tới trại giặc khiêu chiến.
    Giặc dốc hết quân ra đánh, ông cưỡi ngựa tốt, xông thẳng vào giữa trận,
    hô to lên rằng: “Chúa Lam Sơn chính là ta đây”., rồi đánh chết được rất
    nhiều quân giặc. Khi đã kiệt sức, ông bị địch bắt, xử cực hình “…” Vua
    cảm động vì lòng trung nghĩa của ông, trước hết sai người ngầm đi tìm di
    hài ông, đem về mai táng ở Lam Sơn. Năm Thuận Thiên thứ nhất (1428),
    hong ông là công thần hạng nhất, tặng là “Suy trung Đồng đức Hiệp mưu
    Bảo chính Lũng Nhai công thần” hàm thiếu uý, thuỵ là Toàn Nghĩa. Tháng
    12 năm sau, nhà vua sai Nguyễn Trãi, viết hai bản lời thề ước trước và
    lời thể nhớ công của lê Lai, để vào trong hòm vàng, lại gia phong cho
    ông hàm Thái uý. Năm Thái Hoà thứ nhất (1443), ban tặng là Bình Chương
    quân quốc trọng sự, ban cho túi kim ngư, ấn vàng (kim phù) tước huyện
    thượng hầu. Đầu niên hiệu Hồng Đức (1470), tặng là Diên Phúc hầu, đến
    năm thứ 15 (1484), truy tặng là Thái uý Phúc Quốc công, về sau gia phong
    là Trung Túc vương”.


    Lời bàn:


    Vẫn biết lúc xông pha trận mạc, thật khó có thể bảo trọng tấm thân,
    nhưng đi vào chỗ mà cái chết chỉ còn cách mình trong gang tấc, cổ kim
    nào có được mấy người! Khí phách và lòng trung nghĩa của Lê Lai, khỏi
    bàn cũng đã quá rõ. Song, có lẽ cũng chớ nên quên rằng, chỉ có những
    người như Lê Lợi mới quy tụ được những người như Lê Lai, và cũng chỉ có
    những người như Lê Lai mới dám quả cảm hy sinh thay cho Lê Lợi. Vua ấy,
    dũng tướng ấy, cuộc hội ngộ cảm động làm sao.


    Ai mà chẳng chết, khác nhau chăng cũng chỉ là, nếu được chọn, người ta nên chết như thế nào đó thôi. Lẫm liệt thay, Lê Lai!

    Theo Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần - NXB Giáo dục

    (1)
    Kỷ Tín mà Lê Lợi nhắc ở đây vốn là dũng tướng của Lưu Bang. Trong cuộc
    đối đầu với Hạng Võ, có lần Lưu Bang bị Hạng Võ bao vây và đánh quyết
    liệt ở thành Vinh Dương, tình thế rất nguy cấp. Để cứu Lưu Bang, Kỷ Tín
    đã mặc áo Lưu Bang và xông ra đánh nhau với Hạng Võ, tạo điều kiện cho
    Lưu Bang rút lui an toàn. Sau Lưu Bang toàn thắng, lên ngôi hoàng đế
    (Hán Cao Tổ), khắc ghi cong trạng cho Kỷ Tín.


    Tài liệu tham khảo:

    1. Từ điển văn hóa Việt nam phần Nhân vật chí-Nhà xuất bản văn hóa thông tin, năm 1993, trang 213

    2. Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1 (Trương Hữu Quýnh chủ biên)-Nhà xuất bản Giáo dục, 2001, trang 286
    đọc xong các bạn đã biết hay chưa thế đừng ném đá nha !
    Có Thể Bạn Chưa Biết  4252452532

    Chăm chỉ<br />

    Tiger86
    Tiger86
    Chăm chỉ
    Loading
    Lễ hội Lam Kinh là lễ hội lớn nhất ở Thanh Hóa và cũng là một trong những lễ hội lớn ở Việt Nam. Cùng với việc trùng tu, tôn tạo, xây dựng khu di tích Lam Kinh, lễ hội Lam Kinh hiện nay vẫn được duy trì. Việc phục hồi và tổ chức lễ hội Lam Kinh đang đặt ra nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ. Từ cái nhìn lịch sử về một lễ hội truyền thống chúng tôi hi vọng sẽ góp phần vào việc giải quyết vấn đề văn hóa lễ hội nói chung. Thanh Hóa là đất phát tích của nhiều bậc vua chúa: Lê Hoàn, Lê Lợi, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn; nhưng chỉ có lễ hội Lam Kinh là có quy mô lớn, được tổ chức trọng thể và có sức sống lâu bền trong nhân dân. Đây là vấn đề không chỉ liên quan đến lịch sử, mà còn thể hiện tính nhân dân trong các lễ hội lịch sử ở Thanh Hóa. Lam Sơn (Thọ Xuân - Thanh Hóa) là đất phát tích, nơi dựng nghiệp của dòng họ Lê Lợi, là cái nôi của khởi nghĩa Lam Sơn. Lam Kinh còn là Tây Kinh - kinh đô thứ hai (sau Đông Kinh) dưới vương triều hậu Lê. Đất phát tích của dòng họ đế vương đã có công bình ngô giữ nước, là nơi xây dựng đền miếu, lăng tẩm của vương triều Lê. Đây là cơ sở cho việc ra đời và duy trì lễ hội Lam Kinh. Lễ hội Lam Kinh gắn với vương triều hậu Lê, được tổ chức ở khu điện miếu Lam Kinh, nhưng sự ra đời và phát triển của lễ hội này, đến nay vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu. Các tài liệu xưa ghi chép về vương triều Lê, về Lam Kinh và các chuyến hạ quy Lam Sơn của các vị Hoàng đế triều Lê khá nhiều, nhưng không cho biết lễ hội Lam Kinh bắt đầu từ khi nào? Thuật ngữ “lễ hội Lam Kinh” là cách gọi của nhân dân để phân biệt lễ hội Lam Kinh với các lễ hội khác như: Lễ hội đền Bà Triệu, lễ hội đền Sòng, lễ hội cầu ngư ở các địa phương. Quy luật phát triển của lễ hội dân gian cho thấy lễ hội truyền thống bao giờ cũng có hai phần, phần lễ và phần hội, chắc chắn bước đầu chỉ có phần lễ về sau mới có phần hội nhập vào. Sau thắng lợi của sự nghiệp bình ngô, vương triều hậu Lê được thiết lập, việc tế lễ ở trại Như Áng xưa - nơi dòng họ của vương triều đã lập nên nghiệp đế, là việc quan trọng của triều đình. Từ khi Lê Thái Tổ băng hà (1433) an táng ở Lam Kinh, dựng bia Vĩnh Lăng, việc tế lễ ở đây rất được chú trọng. Lam Kinh thời Lê Sơ, nhất là từ khi điện Lam Sơn, thái miếu được xây dựng, các lăng miếu được hoàn chỉnh thì Lam Kinh được trở thành nơi tế lễ quan trọng nhất ở triều Lê. Đối với các vị hoàng đế triều hậu Lê việc “hạ quy Lam Sơn”, bái yết sơn lăng, tế lễ thái miếu là việc hệ trọng. Tài liệu cũ ghi chép về việc tế lễ ở Lam Kinh rất sơ sài, nhưng qua ghi chép của các bộ sử cũ có thể thấy rằng việc tế lễ ở đây theo lệnh của triều đình phải được tổ chức “thành kính, tinh khiết. Lễ hội Lam Kinh với việc tổ chức diễn xướng có lẽ được bắt đầu vào đầu triều vua Lê Thái Tông. Dưới triều vua Lê Nhân Tông, khu điện miếu, lăng tẩm ở Lam Kinh đã được xây dựng quy củ, bề thế, trang nghiêm; nên việc tổ chức lễ hội Lam Kinh có quy mô lớn. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết, chính hoàng đế Thái Tông “tưởng nhớ công lao của tiền bối, sáng tác điệu vũ bình Ngô”. Với việc sáng tác, trình diễn điệu vũ bình Ngô ở Lam Kinh để tưởng nhớ công lao của tiền bối, có thể biết rằng hình thức diễn xướng đã được coi trọng.cho biết, chính hoàng đế Thái Tông “tưởng nhớ công lao của tiền bối, sáng tác điệu vũ bình Ngô” Tài liệu ghi chép về lễ hội Lam Kinh không nhiều, nhưng có thể biết rằng, tại đây vũ khúc “Bình ngô phá trận” và “Chư hầu lai triều” đã được trình diễn ít nhất hai lần. Sự việc này đã được ghi lại khá cụ thể: Năm Thái Hòa thứ 7 (1449) “Mùa xuân tháng Giêng ban yến cho quan, múa nhạc bình Ngô. Công hầu có người xúc động phát khóc. Bảy năm sau (1456) vua Nhân Tông trong dịp về Lam Kinh bái yết sơn lăng, đã cho đánh trống đồng “Diễn khúc bình Ngô phá trận” và “Chư hầu lai triều. Nội dung của các vũ khúc này đều nhằm ca ngợi công lao của tiền bối trong việc bình Ngô, giữ nước. Những ghi chép về lễ hội Lam Kinh thời Lê sơ không nhiều, nhưng có thể khẳng định nội dung cơ bản của Lam Kinh bước đầu triều Lê sơ: Lễ hội Lam Kinh là lễ hội cung đình do vương triều tổ chức. Các điệu vũ khúc như “Bình Ngô phá trận”, “Chư hầu lai triều”. Điều này cho thấy khởi nguồn của lễ hội Lam Kinh là lễ hội cung đình do triều đình tổ chức. Vũ khúc "Bình Ngô phá trận" do chính hoàng đế Thái Tông sáng tác, nhằm đề cao, tôn vinh sự nghiệp của tiên đế. Tính chất cung đình của lễ hội không cho phép sự tham gia của nhân dân trong các dịp lễ hội ở Lam Kinh. Vương triều Lê tồn tại hơn 300 năm, ánh hào quang của sự nghiệp bình Ngô và sự tồn tại của vương triều là cơ sở để cho lễ hội Lam Kinh được duy trì. Các tài liệu về triều Lê từ sau buổi Lê sơ ít nói đến việc tổ chức lễ hội ở Lam Kinh, nhưng chắc chắn lễ hội Lam Kinh vẫn được tồn tại ở những mức độ khác nhau. Sự suy vong của vương triều Hậu Lê và sự ra đời của vương triều Tây Sơn, vương triều Nguyễn cùng với những biến cố của lịch sử trong giai đoạn từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX, cùng với sự đổ nát hoang phế của khu điện miếu Lam Kinh; và sự ra đời của miếu các vua Lê trên đất Hạc Thành, đã làm cho lễ hội Lam Kinh từ lễ hội cung đình trở thành lễ hội dân gian. Vương triều Nguyễn được thiết lập với chủ trương hạn chế ảnh hưởng của triều Lê nên đã có một số biện pháp làm tác động đến nội dung lễ hội Lam Kinh. Triều Nguyễn ngay từ những năm đầu đã cho xây dựng ở Bố Vệ (thuộc tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn, nay là thành phố Thanh Hóa) đền thờ các vua Lê (điện Hoàng Đức). Công trình này được tiến hành bằng cách tháo dỡ một phần công trình cũ ở Thăng Long và Lam Kinh đưa về xây dựng ở đây. Cho đến đầu thế kỷ XIX khi vương triều Nguyễn được xác lập, thì ở Thanh Hóa vẫn tổ chức tưởng niệm các vua Lê theo truyền thống được tiến hành ở hai nơi Lam Kinh và điện Hoàng Đức (đền Lê). Triều Nguyễn muốn hạn chế ảnh hưởng của vương triều Lê nên đã cho tổ chức lễ hội ở miếu các vua Lê với nghi thức lớn do quan đầu tỉnh đứng đầu vào các dịp “Xuân thu nhị kỳ”. Tại đây các hình thức diễn xướng dân gian được tiến hành như trò chạy chữ “thiên hạ thái bình”, hội trận đền Lê dần dần được hình thành cùng với lễ hội đền Lê. Sự tham gia của nhân dân trong các kỳ lễ hội ở đây, đã làm cho lễ hội mang tính dân gian. Ở Lam Kinh dưới triều Nguyễn việc tế lễ vẫn được tiến hành theo truyền thống, nhưng quy mô nhỏ dần mang tính địa phương. Sự tôn nghiêm của khu điện miếu đã bị thời gian làm cho phai nhạt. Từ lễ hội cung đình việc tế lễ ở đây cũng chuyển biến theo hướng dân gian. Tuy có những bước thăng trầm, nhưng lễ hội Lam Sơn vẫn được duy trì cho đến hôm nay và mai sau. Thực tế đã cho thấy lễ hội Lam Kinh từ lễ hội cung đình đã chuyển biến thành lễ hội dân gian. Thời đại có thể thay đổi, nhưng truyền thống tôn vinh anh hùng dân tộc, uống nước nhớ nguồn trong dòng chảy truyền thống là cơ sở để lễ hội truyền thống Lam Kinh duy trì và tồn tại. Hiện nay khu di tích Lam Kinh đang được tôn tạo, lễ hội Lam Kinh vẫn được duy trì theo truyền thống. Việc nghiên cứu, khôi phục lễ hội Lam Kinh đang đặt ra nhiều vấn đề bức thiết. Sự tồn tại của lễ hội Lam Kinh trong dòng chảy lễ hội truyền thống ở Thanh Hóa cũng như quá trình biến chuyển của lễ hội Lam Kinh, từ lễ hội cung đình đến lễ hội dân gian đang đặt ra nhiều vấn đề giúp cho việc khôi phục và tổ chức lễ hội Lam Kinh. (Theo: Thông báo văn hoá dân gian 2005, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội)
    Có Thể Bạn Chưa Biết  294498_494395550588346_1076689866_n

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

    Permissions in this forum:
    Bạn không có quyền trả lời bài viết

    Đang kiểm tra dữ liệu...

    Bạn phải điền đầy đủ thông tin đăng ký.

    Số ký tự phải từ 6 trở lên
    Hãy chọn tài khoản khác
    Có thể dùng tài khoản này
    Không sử dụng địa chỉ này
    E-mail sẽ được kiểm sau
    Số ký tự phải từ 6 trở lên
    Trùng tên đăng nhập
    Chưa đúng
    Chính xác